Thiếu Niên Ca Hành

Tiểu phẩm phòng chống bạo lực học đường t hồ sơ

【hồ sơ】Học sinh đánh nhau, lột đồ: Giáo dục đạo đức không chỉ ở nhà trường

Học sinh đánh nhau,ọcsinhđánhnhaulộtđồGiáodụcđạođứckhôngchỉởnhàtrườ<strong>hồ sơ</strong> lột đồ: Giáo dục đạo đức đâu chỉ là nhà trường - Ảnh 1.

Tiểu phẩm phòng chống bạo lực học đường tại Trường THCS-THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM

ẢNH THANH TUẤN

Truyền thống đạo đức của gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến con cái. Thời gian trẻ em sống với gia đình nhiều hơn ở trường, do vậy, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến các em.

Đặc biệt với tuổi vị thành niên, các em dần hình thành thái độ nhận xét, đánh giá về sự quan tâm, mối tương quan giữa các thành viên. Khi trẻ sống trong một gia đình nền nếp, tôn trọng những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, điều này sẽ tác động tích cực đến đời sống và hành vi đạo đức của các em.

Với những em sống trong gia đình không hòa thuận, có bạo lực gia đình, ông bà cha mẹ sống không đúng với trọng trách, vai trò của mình, coi việc giáo dục là việc của nhà trường thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đạo đức của trẻ. Gia đình hiện đại cũng có nhiều thay đổi so với gia đình truyền thống. Sự cởi mở trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sự tôn trọng quyền cá nhân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách.

Ngoài nhà trường và xã hội, gia đình phải đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục các em học sinh. Tuy nhiên không ít bậc cha mẹ lại lờ đi trách nhiệm của mình, phó thác tất cả cho nhà trường và khi con em mình chưa được như kỳ vọng thì lại quay sang đổ lỗi cho thầy cô.

Học sinh đánh nhau, lột đồ: Giáo dục đạo đức đâu chỉ là nhà trường - Ảnh 2.

Nữ sinh đánh bạn bị đình chỉ học tập

CHỤP MÀN HÌNH

Trường học có nhiều thay đổi hơn so với trước. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến trường học không phải là nơi duy nhất học sinh tiếp nhận kiến thức. Tính chất thương mại đã ít nhiều xâm nhập vào nhà trường làm ảnh hưởng đến vị thế người thầy. Điều này ảnh hưởng đến sự kính trọng về giáo viên không được như ngày xưa. 

Trong khi đó, xã hội là một môi trường rộng lớn xung quanh con người. Ở lứa tuổi hình thành nhân cách, sự phát triển tâm sinh lý của các em khá mạnh mẽ nhưng chưa hoàn thiện, thái độ ứng xử, lập trường sống của các em chưa vững vàng. Vì thế, những ảnh hưởng của môi trường xã hội tác động rất lớn đến các em.

Nói tất cả các yếu tố trên để khẳng định rằng khi học sinh phạm lỗi, như các vụ việc bạo lực học đường gần đây, học sinh đánh nhau và bị đình chỉ học tập thì gia đình và xã hội phải chung tay với nhà trường trong giáo dục em này và giúp em thay đổi.

Điều 45, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có nêu rõ về mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh. Khi học sinh bị đình chỉ học tập, nhà trường nên mời chính quyền địa phương mà cụ thể là các tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… đến để thông báo và đưa ra các biện pháp giáo dục trong thời gian nhất định và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh hay tạo điều kiện để các em khắc phục lỗi sai của mình.

Học sinh đánh nhau, lột đồ: Giáo dục đạo đức đâu chỉ là nhà trường - Ảnh 3.

Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và xã hội

THANH TUẤN

Khoảng thời gian học sinh bị kỷ luật, các em cần được trò chuyện để nhận ra mình đang sai ở đâu. Với lứa tuổi đang định hình và phát triển tâm lý, có những lúc chưa nhận thức được những hành động, lời nói của mình là sai, nên dẫn đến các hành vi bạo lực học đường, học sinh đánh nhau… như thời gian qua. Vì vậy rất cần người lớn, đặc biệt là các bậc phụ huynh và thầy cô trò chuyện, tư vấn để các em vượt qua những trở ngại tâm lý khi tiếp xúc với môi trường học tập và rèn luyện.

Một môi trường giáo dục kỷ luật tích cực với những quy tắc ứng xử được thực hiện đồng bộ như thế là thể hiện sự tôn trọng và và lắng nghe ý kiến tích cực, phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

Học sinh đánh nhau bị đình chỉ học tập, đó có phải là phương án tốt nhất?

Việc kỷ luật học sinh là một thách thức đối với giáo viên giảng dạy cũng như thầy cô quản lý kỷ luật của nhà trường. Trong những ngày gần đây, có nhiều ý kiến bất đồng về hiệu quả và hậu quả của phương pháp đình chỉ học tập học sinh sau các vụ các em đánh nhau. Một số người cho rằng cho học sinh nghỉ học không phải lúc nào cũng là một giải pháp hiệu quả. Thay vì cảm hóa học sinh, phương pháp này có thể khiến các em cảm thấy bất mãn và thậm chí dẫn đến việc các em nghỉ học luôn, hư vẫn hoàn hư. Hơn nữa, điều này không giúp học sinh hiểu rõ lý do tại sao họ bị kỷ luật và cách để có thể thay đổi hành vi vi phạm của mình.

Môi trường học tập là nơi mà học sinh phát triển kiến thức, kỹ năng và giá trị trong cuộc sống. Trong quá trình này, việc kỷ luật học sinh nhằm đảm bảo nội quy nhà trường là rất quan trọng, nhưng mục tiêu của việc kỷ luật không chỉ là xử lý vi phạm, mà còn là giúp họ hiểu, thấu hiểu và thay đổi hành vi.

Thay vì cho học sinh nghỉ học, thiết nghĩ chúng ta nên tiến hành các buổi trò chuyện với họ. Hãy lắng nghe các em và cho học sinh cơ hội để nói về tình huống và lý do tại sao các em đã có hành vi bạo lực, đánh nhau, gây rối… như vậy. Sau đó, thầy cô hãy tư vấn để các em có thể thấu hiểu hậu quả của hành vi và cách các em có thể thay đổi.

Bằng cách sử dụng các phương pháp kỷ luật mang tính chất xây dựng, giáo viên có thể xây dựng một môi trường học tập tích cực, hạnh phúc, thúc đẩy sự phát triển và hòa nhập của tất cả học sinh

Tuy nhiên, việc chấp hành kỷ luật là không thể thiếu trong môi trường học tập, nhưng cần được thực hiện một cách đồng nhất, nhân văn và đạt mục tiêu giáo dục. Chúng ta cần tạo ra sự cân bằng giữa việc áp dụng các biện pháp kỷ luật và việc xây dựng một môi trường học tập tích cực và đầy đủ cơ hội cho tất cả học sinh.

Lê Văn Nam, giáo viên Trường THPT Trần Văn Giàu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Mời bạn đọc tham gia diễn đàn: Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?

Nhằm đi tìm nguyên nhân cốt lõi đồng thời có được những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, Báo Thanh Niênmở diễn đàn "Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?". Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý độc giả.

Bạn đọc có thể gửi bài viết, ý kiến về địa chỉ [email protected]. Những bài viết chọn đăng sẽ nhận được nhuận bút theo quy định. Cảm ơn bạn đọc tham gia diễn đàn.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap